Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản vẫn ổn định, không “đóng băng” hay “nóng sốt”

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, nhưng thị trường bất động sản vẫn cơ bản ổn định.

Thị trường không “đóng băng” hay “nóng sốt”

Về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, báo cáo thị trường mới đây của Bộ Xây dựng cho hay, từ cuối tháng 4 năm 2021, đại dịch Covid bùng phát lần thứ 4, kéo dài và diễn biến biến phức tạp hơn những lần trước đã có những tác động đáng kể đến thị trường.

Các sàn giao dịch bất động sản chưa kịp phục hồi hoàn toàn từ những lần bùng phát dịch trước, nên càng chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tính đến thời điểm này, hầu như chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án mới có thể duy trì hoạt động.

Trong số đó có các sàn của Công ty CP dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, Công ty CP Đầu tư và kinh doanh BĐS Hải Phát Land, Tập đoàn Cengroup.

Một số sàn hoạt động theo phương thức kinh doanh như bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo.

Còn lại khoảng 80 % các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như phải tạm dừng hoạt động.

Thông tin phản ánh từ báo chí cho thấy, tại một số tỉnh/thành phố (TP.HCM, Hà Nội…) xuất hiện tình trạng các trang thông tin về bất động sản, các đơn vị môi giới mạo danh chủ đầu tư rao bán, tìm đủ mọi cách lừa người mua đặt cọc nhà ở xã hội.

Các dự án bất động sản bỏ hoang tại nhiều địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất đai và làm mất mỹ quan đô thị.

Bộ này cho rằng, mặc dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, nhưng thị trường bất động sản vẫn cơ bản ổn định.

Điều này thể hiện ở việc nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản đã được ban hành, tháo gỡ khó khăn để tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản.

Lượng giao dịch, giá giao dịch các loại hình bất động sản có biến động nhưng cơ bản vẫn ổn định, không rơi vào tình trạng “đóng băng” hay “sốt nóng”.

Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản thiếu tính pháp lý, gây nhiễu loại thị trường đã được kịp thời chấn chỉnh.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng và kế hoạch giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều tỉnh thành cả nước tạo tâm lý lo ngại thị trường bất động sản.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhưng thị trường bất động sản vẫn có dấu hiệu phục hồi, thậm chí một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất tích cực bám thị trường, vẫn bán hàng ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thông qua nhiều hình thức như giới thiệu và bán hàng trực tuyến.

Các sàn giao dịch cũng ghi nhận về nhu cầu mua nhà ở của người dân khá tích cực, nhất là tại thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh như TP.HCM và Hà Nội.

Theo đó, các nhà đầu tư sẽ phát triển nhiều loại hình bất động sản mới nhằm cạnh tranh hơn như: second home, farm home, home stay. Nhờ đó, người mua được tiếp cận các sản phẩm chất lượng cao hơn, phong phú hơn.

Mặt khác, vị trí, cơ sở hạ tầng quanh dự án cũng như sự phát triển của thành phố nói chung sẽ được người mua quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là tại các dự án ở khu vực ngoại thành, bởi không phải ai cũng có khả năng chi trả cho một căn hộ nội đô chất lượng cao.

Pháp luật chồng chéo, cơ cấu hàng hoá chưa đuổi kịp nhu cầu

Mặc dù vậy, dưới đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản cũng đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã từng bước được hoàn thiện, song vẫn còn một số quy định chồng chéo gây khó khăn trong thủ tục đầu tư, dẫn đến tình trạng thủ tục đầu tư dự án bị kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh từng bước nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nguồn cung nhà ở phân khúc trung và cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn thiếu so với nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ và thiếu thống nhất; chưa bảo đảm công khai, minh bạch.

Thông tin về quy hoạch, các dự án được thế chấp ngân hàng, tính pháp lý của từng dự án... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số địa phương.

Đáng chú ý, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị có xu hướng tăng so với mặt bằng thu nhập chung của người dân cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Nguyên nhân là do giá đất tại một số địa phương được điều chỉnh tăng. Giá một số vật liệu xây dựng trong thời gian qua cũng tăng đột biến.

Trên thị trường vẫn còn các dự án bất động sản chưa đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh vẫn đưa ra giao dịch, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, đồng thời gây mất trật tự an ninh xã hội.

Giao dịch bất động sản sơ cấp khó kiểm soát, nhiều rủi ro cho khách hàng do không bắt buộc thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế, triển khai có hiệu quả các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Nghị định 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Bộ cũng sẽ nghiên cứu, trình ban hành và triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, cân đối cung cầu nhà ở góp phần ổn định thị trường bất động sản.

Nguồn: Cafeland

Nha Trang: Sức hút từ các dự án căn hộ sắp hoàn thiện

Thị trường bất động sản tiếp tục chứng kiến lực hút mạnh của các dự án căn hộ sắp hoàn thiện với pháp lý vững chắc.

Thị trường căn hộ Nha Trang thêm nguồn cung mới
Phát triển nhiều tiện ích hiện đại với phố thương mại, vườn thư giãn, bể bơi vô cực, 360 sky terrace… dự án Grand Mark Nha Trang kỳ vọng đáp ứng nhu cầu an cư - đầu tư và nghỉ dưỡng.
Năm 2023: BĐS cho thuê "sáng màu", thị trường căn hộ biển chiếm ưu thế

Trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng tìm đến kênh đầu tư có tỉ lệ an toàn cao, dòng sản phẩm căn hộ với mức giá "dễ thở", pháp lý tốt, khả năng khai thác lâu dài, linh hoạt sẽ chiếm ưu thế.

Đón sóng chuyển dịch dân cư, thị trường căn hộ Nha Trang nổi lên "điểm sáng"
Nhu cầu học tập, du lịch, lập nghiệp tại các thành phố biển tăng cao đã kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở và nơi lưu trú, trong bối cảnh quỹ đất nội đô không còn nhiều.
Khánh Hòa "mạnh tay" chi gần 185 tỷ để quảng bá, kích cầu du lịch
Tổng kinh phí thực hiện đề án kích cầu dự kiến gần 184,3 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ nguồn Chương trình hành động ngành du lịch gần 9,8 tỷ đồng; kinh phí kêu gọi xã hội hóa từ các hoạt động tài trợ, hỗ trợ hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân 174,5 tỷ đồng...