“Săn” cơ hội đầu tư tại Nha Trang giữa đại dịch

“Thủ phủ du lịch” Khánh Hoà đang bước vào giai đoạn “bình thường mới” hậu Covid, sẵn sàng đưa hoạt động kinh tế, du lịch sầm uất trở lại. Ở thời điểm thị trường có vẻ trầm lắng, chính là cơ hội “ngầm” cho những nhà đầu tư thông thái.

Nới lỏng giãn cách, dần bắt nhịp "bình thường mới"

Bên cạnh tín hiệu khả quan từ kiểm soát tình hình dịch bệnh, cũng như xác định "chung sống" với Covid trong điều kiện mới, tỉnh Khánh Hoà mới đây đã đồng ý chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội theo lộ trình sau ngày 8.9. Theo đó, người dân ở các "vùng xanh" có xét nghiệm âm tính Covid-19 và được tiêm từ 1 mũi vắc xin sẽ được tham gia các hoạt động, lao động sản xuất.

Chủ trương được đưa ra sau khi 'vùng xanh' - vùng không có ca nhiễm tại Nha Trang đang tăng nhanh, đồng thời 'vùng đỏ' cũng giảm mạnh, cùng với đó thành phố triển khai tiêm đồng loạt hơn 200.000 liều vắc xin để nhanh chóng đưa các hoạt động thương mại, dịch vụ sớm được hoạt động bình thường.

Không chỉ Khánh Hoà, hầu hết các tỉnh cũng bắt đầu chuyển sang trạng thái "bình thường mới" dần thích ứng và xây dựng chiến lược lâu dài để hồi phục kinh tế. Các ngành mũi nhọn nhanh chóng chuẩn bị kịch bản phù hợp với thực tế, trong đó ngành Du lịch đã tiên phong xây dựng lộ trình thí điểm với nhiều giải pháp đột phá.

Các chuyên gia cho rằng, với tỉ lệ người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngày càng tăng, thì việc nghiên cứu áp dụng "hộ chiếu vắc-xin" cho thị trường trong nước là thiết thực. Cùng với đó, hộ chiếu vắc xin cho khách du lịch nước ngoài cũng sắp được đưa vào thí điểm khi đó Du lịch sẽ là ngành có cơ hội hồi phục và tăng tốc mạnh mẽ.

Du lịch không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là ngành kinh tế tổng hợp trong một chuỗi liên kết với tất cả ngành, lĩnh vực khác. Nhu cầu đi lại, du lịch, hàng không của người dân tăng lên sẽ là cơ hội để khôi phục hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ và cả thương mại, đầu tư, xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ.

Khánh Hoà tiếp tục là "át chủ bài" ngành du lịch

Trước khi Covid xảy ra, ngành du lịch Khánh Hoà đã đạt con số tăng trưởng đáng mơ ước. Cụ thể, đến cuối năm 2019, khách lưu trú đạt trên 7 triệu lượt tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng khách quốc tế đạt 3,56 triệu lượt khách với hơn 14 triệu ngày khách quốc tế, tăng lần lượt 27,5% và 39,3%. Sở dĩ có được điều này, ngành du lịch Khánh Hoà đã thực hiện các chương trình xúc tiến đều đặn đến nhiều thị trường mới cùng hạ tầng du lịch địa phương phát triển mạnh mẽ.

Nha Trang tiếp tục là "át chủ bài" với tiềm năng to lớn về du lịch

Cuối năm 2019, mỗi ngày sân bay quốc tế Cam Ranh từng đón hơn 30 chuyến bay từ Trung Quốc, 6-7 chuyến từ Nga, 9-11 chuyến từ Hàn Quốc, Thái Lan có 2 chuyến và Malaysia… Chưa kể, Khánh Hoà còn là nơi "kết nối vạn điểm đến" nhờ những hành trình bay thẳng đến các thị trường du lịch trọng điểm như Nhật, Mỹ, Nga…

Thêm nữa, Khánh Hoà còn là địa phương hiếm hoi sở hữu cảng biển nước sâu, đủ sức đón du thuyền siêu sang, hiện cảng Cam Ranh nằm trong hải trình của nhiều du thuyền siêu sang có thể kế đến như Volendam (Đức), Amsterdam (Canada), Europa – (Anh), Princess (Italia)... Cùng hạ tầng dịch vụ nghỉ dưỡng quốc tế như Fusion Nha Trang, InterContinental, Six Senses; những điểm đến vui chơi kỳ thú như sân golf 18 lỗ, tổ hợp giải trí Vinpearl, cáp treo vượt biển… kéo theo hàng triệu du khách hạng sang tới đây tiêu tiền.

Và nhắc đến Khánh Hoà phải nhắc đến Nha Trang với tiềm năng to lớn về du lịch, sự đa dạng văn hoá, sức bật kinh tế để trở thành một trong những nơi đầu tiên thí điểm "hộ chiếu vắc xin".

Nổi bật nhất phải kể tới vị thế là 1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất hành tinh, top 10 điểm lặn biển đẹp nhất thế giới do Forbes bình chọn. Thành phố này còn sở hữu hệ sinh thái nguyên sơ đa dạng với bộ sưu tập Đảo thiên đường gồm: Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Một, đảo Yến, đảo Điệp Sơn đẹp mê hồn. Cùng với 350 loài san hô trên tổng số 800 loài trên Thế giới.

Tất cả những lợi thế đó là cơ sở để tin rằng, Nha Trang sẽ hồi phục hết sức mạnh mẽ mục tiêu đến năm 2030 sẽ đón 16 triệu lượt khách, một nửa trong số đó là khách quốc tế cao cấp hoàn toàn trong tầm tay.

Thời điểm lý tưởng để săn dự án du lịch nghỉ dưỡng?

Trong một buổi toạ đàm đầu tư mới đây, giới chuyên gia nhận định rằng, nhà đầu tư thông thái luôn "mua điểm đáy, bán điểm đỉnh". Đặc biệt, những nhà đầu tư sáng suốt sẽ biết nắm bắt cơ hội khi người khác còn đang chần chừ hoặc chưa nhận ra cơ hội đó.

Những dự án hiếm hoi có pháp lý sở hữu lâu dài, ở vị trí đắc địa chính là sản phẩm "vàng" để những nhà đầu tư sành sỏi săn đón

Gắn với thực tế thị trường bất động sản Nha Trang có thể thấy, dù mang tầm vóc của địa danh du lịch "triệu khách" nhưng BĐS lại đang có mức giá bình ổn sau thời gian "ngủ đông". Phân khúc sản phẩm sở hữu lâu dài hiện đang được một số chủ đầu tư rao bán còn tương đối ít, trong khi sở hữu có thời hạn lại đang dồi dào dù mức giá các phân khúc đang bão hoà.

Với số lượng căn hộ khách sạn du lịch nghỉ dưỡng sở hữu lâu dài còn rất ít ỏi, mức giá hợp lý, vị trí đắc địa chính là cơ hội "vàng" để những nhà đầu tư thông minh xuống tiền với mức giá "vừa túi" nhưng tiềm năng "dài rộng" dẫn dắt thị trường.

Nguồn: Nhịp sống kinh tế

Nha Trang: Sức hút từ các dự án căn hộ sắp hoàn thiện

Thị trường bất động sản tiếp tục chứng kiến lực hút mạnh của các dự án căn hộ sắp hoàn thiện với pháp lý vững chắc.

Thị trường căn hộ Nha Trang thêm nguồn cung mới
Phát triển nhiều tiện ích hiện đại với phố thương mại, vườn thư giãn, bể bơi vô cực, 360 sky terrace… dự án Grand Mark Nha Trang kỳ vọng đáp ứng nhu cầu an cư - đầu tư và nghỉ dưỡng.
Năm 2023: BĐS cho thuê "sáng màu", thị trường căn hộ biển chiếm ưu thế

Trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng tìm đến kênh đầu tư có tỉ lệ an toàn cao, dòng sản phẩm căn hộ với mức giá "dễ thở", pháp lý tốt, khả năng khai thác lâu dài, linh hoạt sẽ chiếm ưu thế.

Đón sóng chuyển dịch dân cư, thị trường căn hộ Nha Trang nổi lên "điểm sáng"
Nhu cầu học tập, du lịch, lập nghiệp tại các thành phố biển tăng cao đã kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở và nơi lưu trú, trong bối cảnh quỹ đất nội đô không còn nhiều.
Khánh Hòa "mạnh tay" chi gần 185 tỷ để quảng bá, kích cầu du lịch
Tổng kinh phí thực hiện đề án kích cầu dự kiến gần 184,3 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ nguồn Chương trình hành động ngành du lịch gần 9,8 tỷ đồng; kinh phí kêu gọi xã hội hóa từ các hoạt động tài trợ, hỗ trợ hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân 174,5 tỷ đồng...